Sản Phẩm Corning Dành Cho Nuôi Cấy Tế Bào

Thuốc là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Sản xuất thuốc là một quy trình vô cùng nghiêm ngặt và đòi hỏi tuân các tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thuốc. Hãy cùng HBC tìm hiểu để đưa ra thành phẩm thuốc chúng ta cần trãi qua những quy trình nào và các sản phẩm nào của Corning được sử dụng để tối ưu được việc kiểm soát chất lượng thành phẩm.

Quy trình hoạt động của nhà máy sản xuất Sinh Dược

Ngày càng có nhiều loại bệnh xuất hiện từ động vật cho đến con người. Đó là một phần lý do vì sao hiện nay có rất nhiều loại thuốc mới được nghiên cứu và sản xuất.

Để sản xuất được một sản phẩm dược phẩm ra thị trường thì cả hệ thống sản xuất phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, trong đó tiêu chuẩn không thể thiếu là tiê u chuẩn GMP.

Các điều kiện để được sản xuất thuốc là: Cơ sở sản xuất cần có địa điểm phù hợp, nhà xưởng, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản, hệ thống phụ trợ đạt yêu cầu tiêu chuẩn. Các trang thiết bị máy móc, hệ thống bảo quản chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng được yêu cầu Thực hành tốt sản xuất (GMP)

Quy trình hoạt động của một nhà máy thuốc Sinh dược như thế nào?

quy trinh san xuat duoc pham cua nha may sinh duoc
Quy trình sản xuất của nhà máy Sinh dược

Sau khi đã xác định rõ danh mục, quy cách sản phẩm dự án sẽ sản xuất, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp cần lựa chọn các công nghệ, thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm phù hợp. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống, tối ưu hóa chi phí đầu tư và mang lại những hiệu quả lâu dài trong quá trình hoạt động của dự án. Trong bài viết này, HBC sẽ đưa ra một vài sản phẩm từ thương hiệu Corning dành cho nuôi cấy tế bào, giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp cho quá trình nghiên cứu và sản xuất dược phẩm của mình.

Ứng dụng nuôi cấy tế bào – Bioprocess

Bioprocess là quá trình sử dụng tế bào sống nguyên vẹn hoặc thành phần  tế bào nhằm thu được sản phẩm mong muốn. Ứng dụng chính của Bioprocess:

  • Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học
  • Liệu pháp tế bào
  • Liệu pháp gen
  • Phát triển các vaccine và hoạt chất sinh học

Ứng dụng công nghệ tế bào Quy trình chung:

R&D Bioprocessing
  • Nghiên cứu tế bào
  • Thiết kế vector
  •   Cải biến di truyền
  •  Sàng lọc dòng tế bào
  •  Giữ đông chủng – dòng tế bào
Upstream Bioprocess

  • Giải đông tế bào – Thawing
  • Nuôi phục hồi tế bào – Expansion / Seed train
  •  Nuôi cấy tế bào – Innoculation
  • Mở rộng quy mô – Production
  • Thu hoạch sản phẩm – Harvest
Downstream Bioprocess

  • Thu hồi, cô đặc sản phẩm – Clarification
  • Phân lập sản phẩm – Isolation
  • Tinh sạch sản phẩm – Purification
  • Hoàn thiện, đóng gói – Formulation – filling

 

Nuoi cay te bao quy trinh Bioprocess
Gia đoạn Bioprocessing trong nuôi cấy tế bào

Scale up

Scale Up là quá trình nâng dần thể tích nuôi cấy bằng cách tăng dần thể tích bình nuôi lớn hơn từ bình nuôi kích thước nhỏ ban đầu.  Trong quy trình công nghệ sẽ ứng với bước  nuôi mở rộng – Innoculation

Scale up

Scale Out

Scale Out là quá trình nhân rộng lượng sản phẩm bằng cách tăng số lượng bình nuôi kích thước lớn sau quá trình Scale Up. Trong quy  trình sẽ tương ứng với bước sản xuất –  Production

Scale Out

Trong nuôi cấy tế bào gồm hai Kỹ thuật chính là nuôi cấy bám dính và huyền phù

Nuôi cấy tế bào bám dính (Adherent culture)

  • Phổ biến trong nghiên cứu – sản xuất vaccine, các vector virus và các ứng dụng nuôi tế bào gốc trung mô, adeno virus dành cho liệu pháp  gene, miễn dịch ung thư,… tế bào nuôi cấy được cấy trong các dụng cụ nuôi hỗ trợ tế bào bám thành mảng, cụm
  • Sản phẩm hay sử dụng: chai tầng, chai lăn, microcarrier, hệ nuôi nền cố định

Nuôi cấy tế bào huyền phù (Suspension culture)

  • Phổ biến trong liệu pháp gene (adeno virus), liệu pháp tế bào (Lenti virus) và sản xuất protein, kháng thể đơn dòng… tế bào được  nuôi cấy dạng di chuyển tự do (huyền phù) trong môi trường được khuấy trộn liên tục
  • Sản phẩm hay sử dụng: bình lắc Erlenmayer, bình spinner, bioreactor kim loại (tank khuấy, sục khí) hoặc bioreactor dùng một lần (túi)

Ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là:

Nuôi cấy tế bào bám dính

(Adherent culture)

Nuôi cấy tế bào huyền phù

(Suspension culture)

Ưu điểm:
  • Dễ giám sát sức khỏe, mức độ phát triển tối đa (confluence) của tế bào
  • Dễ nuôi cấy mở rộng
  • Dễ bổ sung dinh dưỡng
  • Tránh tác động của lực xé lên tế bào
  • Có nhiều lựa chọn xử lý bề mặt nuôi cấy
  • Có thể áp dụng nhiều phương pháp cải biến tế bào
  • Dễ phân lập và thu hoạch tế bào, không cần dùng enzyme
  • Có thể sản xuất với năng suất cao
  • Tiết kiệm diện tích trong quá trình nuôi mở rộng
  • Có thể giảm hoặc không sử dụng FBS
Nhược điểm
  • Phải sử dụng enzyme hoặc biện pháp cơ học để thu hoạch tế bào
  • Phải sử dụng nhiều bình nuôi khi cần mở rộng sản xuất
  • Phải lấy mẫu theo dõi hàng ngày
  • Thông số khuấy trộn phải được tối ưu
  • Một số dòng tế bào cần phải được huấn luyện để nuôi cấy huyền phù
  • Phương pháp cải biến hạn chế – chỉ dùng phương pháp biến nạp bằng dòng điện

Sản phẩm Corning dành cho nuôi cấy tế bào:

  • Chai nuôi cấy (Flask)
  • Đĩa nuôi cấy (Dish)
  • Khay (Plate)
  • Bình Hyper Flask
  • Dụng cụ thu hoạch tế bào (Scraper & Lifter)
  • Sản phẩm bảo quản lạnh
  • Bình CellStack
  • Bình HyperStack
  • Bình Spinner, Chai lăn, Bình lắc,…
Chai nuoi cay te bao corning
Công nghệ của các sản phẩm nuôi cấy tế bào

Các công nghệ cho sản phẩm nuôi cấy tế bào của Corning

  • Bề mặt không xử lý (Non Treated): nuôi cấy huyền phù
  • Bề mặt độ bám dính cực thấp (Ultra Low Adherent – ULA): nuôi cấy huyền phù
  • Bề mặt xử lý Tissue Culture Treatment (TCT): nuôi tế bào bám dính
  • Bề mặt xử lý công nghệ CellBIND: nuôi tế bào bám dính

Chai nuoi cay te bao corning

Vật liệu sử dụng cho các chai bình nuôi cấy: Polystyrene

  • Ưu điểm: dễ đúc – trong suốt – rẻ
  • Nhược điểm: không tích điện – không ưa nước => tế bào khó bám

Phương pháp xử bề mặt chai nuôi tế bào giúp tăng cường bám dính

1.Phương pháp vật lý làm thay đổi cấu trúc nhựa Polystyrene sau khi đúc  sản phẩm

2.Phương pháp phủ bề mặt nuôi cấy tế bào bằng các protein hoặc phân  tử tổng hợp khác

Chai nuoi cay te bao
Chai nuôi cấy được xử lý bề mặt giúp tăng cường bám dính

Phương pháp xử vật bề mặt:

Tăng cường các nhóm oxy, hydroxyl, nito lên khung Polystyrene. Giúp hỗ trợ tế bào bám dính tốt hơn lên bề mặt chai – bình nuôi cấy
  • Tăng tích điện
  • Tăng tính ưa nước

ang cuong cac nhom oxy, hydroxyl, nito lên khung Polystyrene

Cấu trúc sản phẩm sau khi được sử lý

Phương pháp xử lý vật lý bề mặt:
Corona Discharge: chai – bình nuôi cấy sau khi được chế tạo được bắn phá bằng dòng ion oxy năng lượng cao làm thay đổi cấu trúc hóa học của vật liệu Polystyrene. Kết thúc quá trình xử lý, bề mặt nuôi cấy đã được xử lý thành dạng Tissue Culture Treatment (TCT) Xử lý plasma trong buồng chân không: chai – bình nuôi cấy được xử lý trong buồng chân không bằng ion oxy với năng lượng cao để tạo thành bề mặt được xử lý TCT và CellBIND.
Đặc điểm vật liệu sau xử lý: bề mặt nhiễm điện âm và mức độ nhiễm điện CellBIND > TCT

Quy trình tế bào

Seed tế bào bảo quản lạnh sâu. Các vật tư thiết bị cần có:

  • Tế bào
  • Môi trường – huyết thanh
  • Bình – chai nuôi tế bào
  • Đĩa => khay => chai nuôi => chai nuôi nhiều tầng => HyperFlask => CellStack => HyperStack
  • Chuẩn bị bề mặt hỗ trợ bám dính tế bào: CellBIND – Biocoat – PureCoat – ECM
  • Dụng cụ thao tác: bộ lọc, pipet, …

Quy trình nuôi cấy tế bào  mở rộng

Duy trì cơ bản

Thí nghiệm tế bào quy mô nhỏ

Quy mô thí nghiệm nhỏ Tăng số lượng hoặc kích thước đĩa,  khay hoặc chai nuôi cấy để đạt số lượng tế bào đáp ứng thí nghiệm
Lập ngân hàng tế bào  Chuẩn bị mẫu từ tế bào  Sản xuất virus Quy mô trung bình Khay HTS

Chai lăn

Bình nuôi Falcon nhiều tầng

HyperFlask

Liệu pháp tế bào  Sản xuất Vaccine

Liệu pháp sinh học

Quy mô lớn HyperStack

CellStack

Microcarrier

Bioreactor

Thể tích chai nuôi cấy tế bào đang có trên thị trường:

The tich cac chai nuoi cay te bao

Chai nuôi cấy tế bào CellStack là chai nuôi cấy tế bào phục vụ việc mở rộng công suất nuôi cấy tế bào một cách thuận tiện. Sản phẩm đã được kiểm tra đầy đủ với các sản phẩm nuôi cấy tế bào. Sản phẩm có 5 lựa chọn kích thước cho các yêu cầu công suất khác nhau.

Đặc điểm chính

  • Cấu tạo 10 lớp
  • Diện tích gấp 10 lần (1720cm2)
  • Sản lượng tế bào ~ 10 chai 175cm2
  • Tiết kiệm thời gian – không gian
  • Có thể quan sát tế bào ở 2 lớp trên và 2 lớp dưới.
  • Bề mặt không xử lý hoặc xử lý CellBIND
  • Tất cả chất lỏng được đưa vào – ra qua chung môt đường
  • Đáy mỗi lớp bề mặt có màng thấm khí cho phép trao đổi khí
  • Khoảng không gian giữa các lớp bề mặt nuôi cấy cho phép không khí được đi qua
Chai nuoi cay da tang
Cấu trúc chai nuôi cấy đa tầng

 

Nhược điểm chai cấy tế bào đa tầng – HyperFlask

  • Không dùng phương pháp cơ học để thu hoạch tế bào được
  • Không quan sát được hết các lớp tếbào
  • Bị nhiễm sẽ phải bỏ cả mẻ

Ưu điểm chai cấy tế bào đa tầng – HyperFlask

  • Chai cấy nhiều tầng giúp tăng diện tích nuôi cấy/thể tích
  • Giảm số lượng tủ ấm phải sử dụng
  • Sử dụng để nhân nuôi tế bào để ứng dụng cho liệu pháp gene –liệu pháp tế bào và sản xuất vaccine

Đĩa nuôi cấy tế bào dạng nhiều giếng

  • Dùng cho nuôi cấy tế bào sơ cấp
  • Tách dòng
  • Thử nghiệm Cell Assay

Đặc điểm chính

  • Polystyrene
  • Vô trùng SAL 10-3
  • Non-Pyrogenic
  • TSE/BSE Free

Các tùy chọn cấu tạo

  • Đĩa 6-12-24-48-96 và 96 ½

Bề mặt

  • TCT, CellBIND, Osteo assay
  • Non-Treated, ULA

Ống bảo quản lạnh  – Cryotubes

Cryotubes Ong bao quan lanh
Cryotubes ống bảo quản lạnh

Ống Cryotube ren vặn nắp bên ngoài:

  • Giảm nguy cơ tạp nhiễm mẫu
  • Doăng silicon chống rò rỉ giúp bảo vệ mẫu an toàn

Ống Cryotube ren vặn nắp bên trong

  • Đường kính ngoài của nắp và ống như nhau giúp tối đa không gian
  • Độ an toàn đảm bảo

 

Kết luận
Corning là thương hiệu nổi tiếng với các chai cấy có độ bền vượt trội, có thiết kế liền mạch và cấu trúc cơ học bền bỉ. Các nắp đậy tự thông khi giúp ngăn sự hình thành áp suất bên trong khi di chuyển và 100% sản phẩm được kiểm tra rò rỉ trước khi xuất xưởng. Do đó đây la thương hiệu quen thuộc của các nhà khoa học trong nghiên cứu và sản xuất thuốc sinh dược.
Giai phap corning trong nuoi te bao bam dinh
Giải pháp Corning trong sản xuất với tế bào bám dính
Để biết thêm thông tin về kỹ thuật liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
Hóa chất H.B.C Đại Lý Ủy Quyền Merck – Sigma tại Việt Nam
VP Hồ Chí Minh: 086 203 0022 – VP Hà Nội: 086 203 0011
Mail: Sales@hbcsci.com  – Website: www//hbcsci.com
5/5 - (9 bình chọn)

Viết một bình luận